Thủ môn là vị trí quan trọng trong đội hình ra sân của toàn bộ 11 cầu thủ trên sân. Chính vì sức ảnh hưởng đó nên rất nhiều người thắc mắc về cách làm thủ môn giỏi. Cùng delawarevalleysmartgrowth.org tìm kiếm đáp án qua bài viết dưới đây nhé. 

I. Khái quát về vị trí thủ môn 

Thủ môn là một vị trí phổ biến trong môn thể thao Vua, hay còn được gọi là thủ thành, người gác đền. Họ là cầu thủ đứng cuối cùng ở hàng hậu vệ, với nhiệm vụ chính là bảo đảm an toàn cho mảnh lưới của đội nhà thông qua việc ngăn cản đối phương ghi bàn thắng. 

Trong đội hình 11 cầu thủ ra sân luôn luôn phải có một thủ thành với màu áo riêng biệt so với cả đội. Nếu như thủ môn không cản phá tốt hay mắc những sai lầm không đáng có và không cứu thua những cú sút của cầu thủ đối phương thì sẽ phải vào lưới nhặt bóng. Nếu như để thủng lưới càng nhiều, nguy cơ đội bóng phải chịu thất bại càng cao.

Nếu như để thủng lưới càng nhiều, nguy cơ đội bóng phải chịu thất bại càng cao. 

II. Cách làm thủ môn giỏi

Để trở thành một thủ môn giỏi, bạn cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố và kĩ thuật chuyên môn, khả năng phản xạ, chơi chân và sức mạnh. Dưới đây là những điều cần có để trở thành một thủ môn chuyên nghiệp. 

1. Kỹ thuật bắt bóng

Thủ môn là cầu thủ duy nhất trong đội hình được phép chạm bóng bằng tay và cánh tay trong trận, tuy nhiên chỉ đối với phạm vi trong khu vực vòng cấm mà thôi. Chính vì thế mà kĩ thuật bắt bóng là điều quan trọng nhất đối với 1 thủ môn chuyên nghiệp. 

Kỹ năng bắt bóng cần được cải thiện đa dạng để họ xử lý các cú sút đến ở nhiều góc độ và tốc độ khác nhau ví dụ như cách bắt bóng sệt, cách bắt bóng bay người, cách bắt bóng bổng kĩ năng đấm bóng, ném bóng,…

Kỹ năng bắt bóng cần đa dạng để họ xử lý các cú sút đến ở nhiều góc độ và tốc độ khác nhau

2. Chiều cao

Thủ môn có chiều cao ấn tượng chắc chắn sẽ có muôn vàn lợi thế trong các tình huống tranh chấp với đối thủ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của họ còn là bao quát tốt nhất toàn bộ mảnh lưới trong khung thành cầu môn nên nếu thủ thành có chiều cao tốt, sẽ giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ này thông qua các tình huống bay người cản phá bóng.

Với một khung thành rộng 7’32m và cao 2’44m, các thủ môn cần có chiều cao tốt mới có thể rướn người tới hết khung thành, bảo toàn mảnh lưới.

3.  Sự tập trung 

Cách làm thủ môn giỏi tiếp theo mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn là sự tập trung. Trong lịch sử, đã có rất nhiều thủ thành không giữ được sự tập trung trong xuyên suốt thời gian diễn ra trận đấu khiến đội nhà phải hứng chịu nhiều bàn thua cay đắng. Điều này khiến các thủ thành luôn phải hứng chịu nhiều phản ứng từ người hâm mộ bởi thái độ thi đấu trên sân thiếu chuyên nghiệp của mình. 

Hơn ai hết, vị trí thủ môn đòi hỏi sự tập trung cao độ bởi phạm vi hoạt động của họ là phía trước khung thành. Chỉ cần xuất hiện một sai lầm nhỏ, các tiền đạo đội phương sẽ trừng phạt ngay lập tức. Nếu như các tiền vệ, tiền đạo, hậu vệ mắc sai lầm, các đồng đội có thể sửa sai giúp họ còn riêng với các thủ môn thì không. Họ hoạt động hoàn toàn độc lập phía trước khung gỗ.

Vị trí thủ môn đòi hỏi sự tập trung cao độ bởi phạm vi hoạt động của họ là phía trước khung thành

4. Sức mạnh cơ bắp

Bên cạnh luyện tập chiến thuật và kĩ thuật với bóng, luyện tập để tăng cường thể lực để tăng cường sức mạnh cơ bắp là điều không thể thiếu đối với mỗi cầu thủ chứ không riêng gì các thủ môn. Sức mạnh cơ bắp được hiểu là sức mạnh và tốc độ di chuyển. Chẳng hạn như việc thủ môn thực hiện thành công tình huống đối mặt 1:1 với tiền đạo đối phương qua việc nhảy lên đấm bóng. 

5. Kỹ năng chơi bóng bằng chân 

Trước đây kĩ năng chơi bóng bằng chân của các thủ môn chỉ được thể hiện qua việc họ bước lên chấm 11m, thực hiện các pha dứt điểm penalty nhưng giờ đây thì câu chuyện hoàn toàn khác rồi. Kỹ năng chơi bóng bằng chân của các thủ môn đã được nâng lên một tầm cao mới, gắn liền với thuật ngữ “hậu vệ quét”.

Thủ môn đòi hỏi biết cách chơi bóng bằng chân để cầm bóng trước sự áp sát của hàng tiền đạo 

Các thủ môn đòi hỏi phải biết cách chơi bóng bằng chân để cầm bóng trước sự áp sát của hàng tiền đạo đối thủ. Bóng trong chân thủ môn không chỉ là phất lên thật nhanh phía trước mà còn phải đảm bảo độ chính xác, để đồng đội có bóng trong tư thế thuận lợi nhất. Hiện nay, có các thủ môn chơi bóng bằng chân tốt như  Alison (của đội tuyển Brazil và câu lạc bộ Liverpool) và Neuer (của đội tuyển Đức và câu lạc bộ Bayern), Ederson (của đội tuyển Brazil và câu lạc bộ bộ Man city)

6. Khả năng phản xạ 

Phản xạ là điều rất quan trọng đối với mỗi vị trí trên sân, đặc biệt là các thủ môn. Nếu bạn phản xạ nhanh hơn sẽ có lợi thế hơn đối thủ một nhịp. Điều này tạo sự khác biệt trong một khoảnh khắc, một trận đấu và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả trận đấu. Có thể nói, đối với các thủ môn thì việc bảo vệ khung thành rộng hơn gấp 3 lần cơ thể mình là điều rất khó khăn, đặc biệt là đối với những cú sút mạnh, ở cự ly gần dường như là điều không thể. 

Chính vì thế mà phản xạ đóng vai trò cốt lõi để các thủ môn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Các thủ môn xuất sắc nhất thế giới cũng thường xuyên chia sẻ về các bài tập phản xạ của mình để mỗi khi bóng đến khung thành, bạn cần dùng mọi bộ phận trên cơ thể ra để chống đỡ sao cho bóng không lăn vào lưới. Với bóng đá hiện đại, tốc độ, diễn biến tình huống diễn ra ngày càng nhanh đòi hỏi thủ môn phải có được điều này. 

III. Tổng kết

Một đội bóng nếu như được sở hữu một thủ môn giỏi là gần như có được 50% chiến thắng trong trận đấu đó rồi. Chính vì tầm ảnh hưởng nhất định trên sân mà rất nhiều đội bóng lớn đều quyết tâm tìm kiếm cho mình những cái tên chất lượng trong khung gỗ để bảo toàn mảnh lưới. 

Bạn có thể thích: