Nốt ruồi trên cơ thể ở nhiều vị trí kém duyên dáng sẽ khiến bạn mất tự tin và muốn loại bỏ chúng để đem lại thẩm mỹ. Nhưng có nhiều người lại không quan tâm đến những điều nên làm, cần tránh để có thể lành da và ngừa sẹo sau quá trình tẩy nốt ruồi. Vậy cùng delawarevalleysmartgrowth.org khám phá kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi ngay dưới bài viết sau đây nhé!

I. Tại sao phải chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi?

Sau khi tẩy nốt ruồi, bạn không được chủ quan mà bỏ qua các phương pháp chăm sóc da.

Hiện có rất nhiều phương pháp tẩy nốt ruồi như: phẫu thuật cắt bỏ, cạo bằng phẫu thuật, kem tẩy nốt ruồi, hay tẩy nốt ruồi bằng laser. Nhưng dù thực hiện tẩy nốt ruồi bằng phương pháp nào thì bạn cũng cần phải quan tâm đến vấn đề chăm sóc nó.

Cần nắm kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi

Quá trình tẩy nốt ruồi khiến da bạn bị sưng, đau rát và tổn thương da. Chính vì thế mà bạn cần quan tâm đến vấn đề chăm sóc da để tránh các tổn thương không đáng có và đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng cho làn da.

II. Kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi

1. Giữ vùng da mới tẩy khô thoáng trong 24h đầu tiên

Thời điểm mới tẩy nốt ruồi, bạn cần để làn da khô thoáng, tránh tiếp xúc với nước hay các sản phầm dưỡng da, tẩy tế bào chết có hóa chất mạnh bởi đây là thời điểm làn da dễ bị tổn thương.

Nếu vết tẩy gặp phải nước thì tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ngay lập tức bởi huyết thanh lúc này đã hóa lỏng và dễ dàng bị đứt gãy.

2. Vệ sinh vùng da sau khi tẩy

Các bước vệ sinh vùng da mới bị tẩy sẽ giúp hạn chế sự nhiễm trùng, giúp vết thương được lành nhanh.

Cần tiến hành vệ sinh vùng da khi đã tẩy nốt ruồi

Các bước mà bạn cần thực hiện bao gồm

Bước 1: Làm sạch tay bằng xà phòng và nước ấm

Bước 2: Sử dụng bông tẩy trang hoặc băng gạc để lau sạch vùng da bằng dung dịch muối sinh lý hoặc dung dịch y tế.

Bước 3: Hạn chế chà xát mạnh vùng da mới tẩy

Bước 4: Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kem chống nhiễm trùng để làm giảm khả năng nhiễm trùng lên da

Bước 5: Bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da mới tẩy để hỗ trợ quá trình làm lành vết thương một cách nhanh chóng nhất.

Quá trình thực hiện các bước làm sạch và bảo vệ vùng da, nếu như bạn cảm thấy ngứa, khô, cần ưu tiên các loại kem dưỡng ẩm không mùi để tránh gây kích ứng da.

3. Sát khuẩn vết thương

Điều này giúp bạn tránh được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có thể tấn công lên da. Đồng thời có thể loại bỏ được các tế bào chết để da nhanh lành hơn.

Quá trình sát khuẩn bạn cần ưu tiên sử dụng các dung dịch tẩy nhẹ như nước muối loãng có độ lành tính cao.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc kháng khuẩn để sát trùng da bởi lúc này da sẽ yếu và mỏng hơn bình thường. Nhiều người lựa chọn nghệ để sát khuẩn, hạn chế sẹo và hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ lành vết thương do nó có chứa nhiều curcumin.

4. Luôn sử dụng kem chống nắng

Việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế được các khói bụi, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường. 

Quá trình sử dụng cần ưu tiên các loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao sẽ đem lại hiệu quả chống nắng tuyệt đối không chỉ bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV mà còn tạo ra lớp màng bảo vệ vùng da mới tẩy nốt ruồi.

Kem chống nắng sẽ phát huy tác dụng hiệu quả nếu được bôi trước 20-30 trước khi ra ngoài kết hợp với các biện pháp che chắn hợp lý.

Sử dụng kem chống nắng là kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi

5. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng

Việc cơ thể hấp thụ các loại thực phẩm nào sau khi tẩy nốt ruồi cũng là điều đặc biệt cần lưu ý. Bởi điều này sẽ mang lại cho bạn làn da sáng mịn, mềm mại và hạn chế sẹo.

Bạn cần bổ sung cơ thể nhiều dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy quá trình tái tạo da, hỗ trợ làm lành vết thương, đồng thời khiến da không bị kích ứng, tổn thương. Một số thực phẩm nên ăn gồm có:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, bí đỏ, cà chua, khoai lang, rau diếp…
  • Những loại trái cây giàu vitamin C: Cam, bưởi, ổi, dâu tây,…
  • Thực phẩm giàu hàm lượng vitamin E: Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, dầu ô liu, rau bina…
  • Thực phẩm chứa kẽm: Vừng, nấm hương, nấm đùi gà, hạt bí, socola…
  • Axit béo Omega-3 lành mạnh: Bơ, hạt chia, hạt lanh, yến mạch, quả óc chó…
  • Uống 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cung cấp độ ẩm, làm đẹp da.

Các thực phẩm không nên ăn gồm:

  • Rau muống: việc ăn rau miếng sẽ kích thích tăng collagen vượt mức, đồng thời tác động đến việc hình thành sẹo lồi trên da.
  • Trứng gà, thịt gà: Thực phẩm này sẽ khiến vùng da non sau khi tẩy nốt ruồi bị ngứa, giảm tốc độ hồi phục, khiến vùng da loang lổ thậm chí là gây sẹo lồi.
  • Thịt bò: trong thành phần thịt bò có chứa nhiều protein nên bạn cần hạn chế sử dụng nếu không muốn vùng da của mình bị thâm đen.
  • Hải sản: hải sản và đồ tanh chính là kẻ thù đối với những người sau khi đã tẩy nốt ruồi. Hải sản chứa lượng đạm lớn nên bạn cần loại bỏ nó ra khỏi danh sách các thực phẩm sử dụng sau khi đã tẩy nốt ruồi nhé. Tương tự như thịt bò hay thịt gà, lượng đạm lớn có trong loại thực phẩm này sẽ gây ngứa ngáy và khó chịu vô cùng, đồng thời khiến da bạn nhanh lành, gây sẹo thâm.
  • Các loại đồ nếp: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các món ăn làm từ gạo nếp có tính nóng, không có lợi cho việc hỗ trợ tái tạo các vết thương trên da. Các đồ nếp như xôi, chè có thể khiến cho khu vực da mới trị liệu bị ngứa ngáy, viêm nhiễm, sưng mủ.

III. Tổng kết

Dù bạn tẩy nốt ruồi bằng phương pháp nào thì cũng tác động trực tiếp và làm tổn thương da. Những kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi chắc chắn sẽ là thông tin hữu ích sẽ giúp vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo đó nha. 

Bạn có thể thích: