Chắc chắn bạn cũng từng nghe các thông tin liên quan về vận động viên bị cấm thi đấu do sử dụng doping? Vậy thực tế doping là gì? Tại sao lại có nhiều vận động viên bất chấp quy định để sử dụng nó đến vậy? Hôm nay hãy cùng delawarevalleysmartgrowth.org khám phá về loại chất cấm đang ngày càng phổ biến này nhé.
I. Tìm hiểu chung về chất doping
1. Doping là gì?
Doping là việc sử dụng những chất, những phương pháp nhằm làm tăng một cách “giả tạo” thành tích thể thao. Nó gây tổn hại rất lớn đến tinh thần thể thao chân chính và ảnh hưởng tới thể chất, tâm lý, đạo đức của vận động viên.
Doping được đa số mọi người hiểu là tên gọi chung của hành vi trái luật, bất hợp pháp khi sử dụng các chất cấm. Doping hiện là từ được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực tranh tài, thi đấu thể dục thể thao. Việc sử dụng doping sẽ gây ra những tác dụng phụ về sức khỏe thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng chất này.
Từ năm 1964, Ủy ban Olympic Thế giới đã yêu cầu tất cả các vận động viên tham dự đều phải bị kiểm tra doping.
2. Các dạng doping
Doping có 3 dạng thông dụng
Doping máu: sử dụng các hoocmon sản xuất hồng cầu như darbopoetin, erythropoietin. Chất này giúp tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu. Nó sẽ giúp giảm mệt mỏi bằng cách tăng năng lượng cung cấp oxy cho các cơ bắp mà cơ thể đang vận hành và sử dụng trực tiếp. Nói chung, chất này không làm tăng lực tối đa nhưng cho phép cơ bắp thực hiện được nhiều hoạt động trong thời gian lâu hơn.
Darbepoetin mạnh hơn erythropoietin và có tác dụng tới tận 10 ngày.
Hầu hết những người sử dụng doping máu là các vận động viên chạy bền, chạy dài với cự ly từ 800m trở lên. Bên cạnh đó là các vận động viên chèo thuyền hay ba môn phối hợp. Đây là những môn thể thao cực kỳ tiêu hao sức lực, đòi hỏi người chơi phải có sức bền khủng khiếp.
Doping cơ: Đây là chất giúp tăng cường sức mạnh của cơ do tăng cường sản sinh hormon androgen từ steroid đồng hóa (có những tính chất tượng tự như testosterone). Khi sử dụng loại thuốc này, cơ thể sẽ có những chuyển biến mạnh về khả năng đối kháng, sức mạnh cơ bắp và thường được sử dụng ở các môn thể thao như đẩy tạ, điền kinh, bóng đá
Doping thần kinh: Đây là hormon điều khiển thần kinh của bạn, bởi làm cho cơ thể không bắt buộc phải nghỉ khi mệt thông qua việc năng chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh. Nói cách khác, bạn sẽ làm việc một cách điên cuồng 24/24 mà không cần nghỉ ngơi.
3. Cách kiểm tra doping trên cơ thể
Tại các giải đấu lớn, việc kiểm tra doping là điều bắt buộc. Theo điều lệ và quy định, những ai phải kiểm tra doping sẽ do ban tổ chức trực tiếp chỉ định. Đa số sẽ là những vận động viên có thành tích cao trong trận đấu, các vận vận động viên giành huy chương vàng, huy chương bạc và huy chương đồng.
Kiểm tra doping có hai hình thức chủ yếu là kiểm tra nước tiểu và kiểm tra máu. Tùy vào từng môn thể thao mà ban tổ chức sẽ có những phương pháp kiểm tra phù hợp.
Thực tế là vấn nạn sử dụng doping ngày càng tinh vi hơn bởi vận động viên có thể sử dụng nhiều loại thuốc trên cơ thể để làm ức chế, dẫn đến sai số trong quá trình khám xét doping. Vì vậy, độ chính xác cũng rất khó để đảm bảo.
Hiện có khoảng 190 chất bị cấm nằm trong danh mục doping như chất kích thích, thuốc tăng đồng hóa, thuốc lợi tiểu,… Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, vận động cần cẩn trọng để tránh vi phạm các quy định. Một số loại thuốc không tồn tại trong cơ thể lâu dài nhưng cũng có một một lại ở lâu trong cơ thể. Trước khi bước lên thi đấu, bạn cần đi xét nghiệm kỹ lưỡng.
III. Hệ lụy của việc sử dụng doping
Việc sử dụng doping trong thể thao là một vấn đề nghiêm trọng và phải được được giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các vận động viên. Không chỉ vì lý do đạo đức mà bởi những tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm của doping.
1. Xu hướng “thay đổi giới tính”
Khi sử dụng các loại thuốc bắt nguồn từ kích dục tố nam testosterone nhằm làm tăng thể tích và sức mạnh của cơ, các vận động viên nữ sẽ có những thay đổi lớn về đặc điểm giới tính. Thông thường, họ sẽ dễ nổi mụn, mọc râu, giọng nói trầm lại, thậm chí là rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản, sinh dục sau này.
Với vận động viên nam, có nguy cơ bị teo tinh hoàn, tinh dịch giảm, có trường hợp còn gây ra tình trạng liệt dương. Nếu dùng liều cao, kích dục testosterone còn có thể chuyển thành kích dục tố nữ oestrogen (hormon được sản xuất ở buồng trứng phụ nữ). Không lạ khi các vận vận động viên nam sẽ có dấu hiệu rõ ràng khi ngực to lên và tăng oestrogen trong máu. Loại dược phẩm này có thể dẫn đến căn bệnh về gan như gan ứ huyết hay ung thư gan.
2. Hội chứng run rẩy, suy nhược thần kinh
Việc sử dụng thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương như amphetamine sẽ giúp vận động viên tăng sức lực. Nhưng nếu lạm dụng sử dụng nó trong thời gian dài, liều lượng cao thì chúng không những không làm tăng sức bền cho cơ thậm chí còn gây ra các hội chứng run rẩy, mất kiểm soát cơ thể, lâu dần bạn sẽ bị suy nhược thần kinh trầm trọng.
3. Các bệnh nhiễm khuẩn HIV
Nếu bạn truyền vào cơ thể một lượng hồng cầu quá lớn sẽ gây ra tình trạng nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể thậm chí có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ gây tử vong.
IV. Tổng kết
Các vận động viên nếu bị phát hiện sử dụng doping sẽ bị cấm thi đấu, tước huy chương theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều vận động viên vô tình sử dụng chất cấm mà không nắm rõ được những thông tin cơ bản dẫn đến dương tính với doping.
Mới đây nhất vụ việc 5 vận động viên điền kinh việt nam dính doping tại seagame 31 đã phải nhận cho mình bài học cực kỳ đắt giá về sự thiếu hiểu biết về loại chất cấm này. Theo giải trình, họ đã sử dụng một loại thực phẩm chức năng nhưng không biết nó có chất chất cấm.
Nếu bạn là vận động viên đang trong quá trình bước vào khoảng thời gian thi đấu chuyên nghiệp, cần trang bị ngay cho mình những kiến thức cơ bản. Bởi chỉ cần một “vết nhơ” sử dụng doping, cả sự nghiệp thi đấu của bạn coi như sẽ tiêu tan.